Chia sẻ: Cháo đến cơm đi...


...chớ để tháng ngày che diện mục
Chuông vang bảng dội thường đem sanh tử nhắc tâm tư

Mỗi buổi sáng sau khoá lạy Phật cô nấu bếp phải trở về nhà bếp chuẩn bị cho bữa ăn sáng 7 giờ. Có một hôm cô này bị bệnh, thế là mọi người quýnh lên, bao nhiêu đều tập trung xuống bếp hết để chuẩn bị cho bửa ăn "thịnh soạn" gồm có mì gói và sữa. Khi pha sữa, đếm tới đếm lui không biết làm sao mà cuối cùng bị thiếu hai ly. Dọn lên mà thấy người có người không thì biết chắc là bị rầy. Còn đi pha thêm hai ly nữa thì không kịp giờ. DS bèn ra chiêu độc, cữ ra hai người xung phong uống nước, nếu Thầy có hỏi thì nói là hôm nay không thích uống sữa (cũng hên là không có bị hỏi). Lúc đó mới biết tầm quan trọng của người làm bếp. DS rất sợ nấu ăn cho nhiều người, nấu lạng quạng đại chúng ăn không được thì "nguy to". DS thật sự khâm phục những ai có trọng trách này, nào là phải nấu sao cho mọi người ăn vừa miệng, nào là phải trăn trở món ăn, nào là phải canh cho không dư (dư thì nhà bếp thầu hết) hoặc không thiếu (thiếu thì nhà bếp nhịn bụng), nào là phải bảo đảm vệ sinh (lỡ ai ăn cũng bị chột bụng, không lên khoá được thì mệt lắm, chánh điện sẽ bị vắng hoe, cũng có bị rồi!), rồi còn phải dọn cho đúng giờ nữa...

Thường thì những bài "Pháp" nho nhỏ được "thuyết" vào giờ ăn. Chung quy là Thầy chỉnh đốn mọi người trong việc tu, học và làm việc. Hôm nào nghe ồn ào là biết ngay như rằng sẽ bị dzũa. Có bữa DS dự đoán được luôn, báo động trước rồi mà cũng không tránh khỏi... Ăn trong im lặng tất nhiên mọi người phải biết mà âm thầm niệm Phật, niệm Phật bằng hơi thở hay niệm bằng động tác. Và cũng phải ý thức được rằng mình đang vay mượn, thân này không có chủ, nếu không mượn thức ăn, nước uống, không khí, hơi ấm thì nó sẽ không tồn tại... Ngay trong giờ ăn mà biết quán như vậy thì trí tuệ sẽ phát sanh. Thầy nói lên tới đây tu rồi thì phải lấy cho được "của báu" để mà đem về xài, không nhiều thì ít, đừng có đi về tay không rất uổng...
Chủ đề:

6 comments

  1. Vậy có đem được của báu về không ?

    ReplyDelete
  2. Cái này khó nói lắm, DS để cho các bạn đọc nhận xét đi nhé.

    ReplyDelete
  3. Nam Mô A Di Đà Phật.
    Chào cô Diệu Sương. Dựa vào câu chuyện qua bài viết của cô ở trên mà tôi đưa ra sự suy nghĩ thô thiển của mình để góp ý vào câu hỏi của một độc giả đã nêu ra ở phần trên.
    Khổ nỗi, có một số người không chịu TU đã làm ảnh hưởng đến nhiều người khác, nên phải bị mang tiếng chung. Nếu ai còn tham chấp vào thân xác tạm bợ này thì ắt phải đòi hỏi nhiều thứ để thõa mãn lòng ham muốn của bản thân. Mỗi khi ta đến chùa tham dự khóa tu thì (tự ta)bắt buộc phải giữ thân tâm của mình luôn ở trong chánh niệm, thanh tịnh. Không giữ được điều này sẽ gây chướng ngại đến việc tu học của người khác. Vì vậy, chúng ta vừa tạo thêm nghiệp chướng cho chính mình, lại vừa phá mất cơ duyên tu học của nhiều người khác. Như thế thì còn đâu công đức của mình nữa.
    Công đức là phước báu. Nếu ta không tạo được phước báu để trợ duyên cho việc giải thoát sau này thì chắc chắn khó mà vãng sanh về cõi Phật. Còn tham chấp vào cái xác thân này, nghĩa là chấp nhận ở trong sáu nẻo luân hồi, không muốn giải thoát. Số người này họ không tin vào lời dạy của đức Phật Thích Ca và 48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà, nên họ không chịu tu sửa tâm tánh, tu sừa suy nghĩ, tu sửa việc làm của mình cho được tốt hơn, hay hơn.
    Vị Thầy thường nhắc nhở quý Phật Tử phải lấy cho được "của báu" để đem về xài, theo tôi hiểu "của báu" ở đây là "phước báu", là "công đức" do mình tạo ra, vùa có ích lợi cho mình, vùa đem lại lợi ích cho nhiều người khác. Nếu ai phá được "ngã chấp" tức là lấy được "của báu" rồi đấy.
    Tôi có mấy ý thô thiển để góp phần chia sẻ sự suy nghĩ của mình về câu hỏi của một bạn đọc có tên là ANONYMOUS.
    A Di Đà Phật.
    Minh Hỷ.

    ReplyDelete
  4. Chào Minh-Hỷ,

    "Nếu ai phá được 'ngã chấp' tức là lấy được 'của báu' rồi đấy". Đúng rồi vì "Niết Bàn là vô ngã".

    "Của báu" mà vị Thầy muốn nói ở đây là trí tuệ, nếu có được trí tuệ thì muôn đức sẽ phát sanh, lợi mình lợi người, xài hoài không hết.

    Tiến sâu hơn nữa, trí tuệ từ đâu mà có? Là từ mãnh đất tâm của mình. Nếu tâm niệm Phật thanh tịnh (không xen vọng tưởng), biết rõ mạng sống trong hơi thở thì mình đã khám phá ra "của báu" của mình.

    Như Thầy đã nói không "nhiều thì ít" cũng phải lấy được "của báu" đem về mà xài. Hằng ngày niệm Phật quán chiếu mạng sống trong hơi thở không muốn trí tuệ phát sanh nó cũng phải phát sanh. Còn "nhiều hay ít" là công phu tu tập của từng người sâu hay cạn.

    Có một điều là "tự mình" nên khai thác mãnh đất tâm "của mình" (không phải của người khác)
    mới là người thật sự dụng công.

    Nam Mô A Di Đà Phật.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thưa Chị DS & Chị Minh Hỷ
      Theo em nghĩ "của báu" chính là chân tâm hay Phật tánh của mình đấy. Nếu tâm thanh tịnh là "của báu", còn tâm vọng tường là "phá báu" phải không chi?
      A Mi Đà Phật

      Delete
    2. Đúng rồi, tâm thanh tịnh là của báu, còn tâm vọng tưởng là hổng phải của báu :)

      Delete

Lên đầu trang