Pháp Âm: Hạnh Quán Âm - Lắng nghe và nghiền ngẫm

Chủ đề:

2 comments

  1. Bồ Tát Quán Tự Tại tức là Bồ Tát Quán Thê Âm hay cũng là Bồ Tát Đại Bi.
    Quán: nghiền ngẫm, quán xét, suy tư.
    Hạnh nguyện lớn nhất: đại từ, đại bi, tình thương không bờ bến.
    Quán Tự Tại: nhấn mạnh q
    Quán Thế Âm: lắng nghe tiếng kêu khổ nạn của chúng sanh.
    Phải học theo hạnh của Bồ Tát, niệm hạnh nhiều hơn niệm tên.
    Quán xét, thế gian, âm thanh: lúc nào cũng lắng nghe tiếng kêu cầu của chúng sanh.
    Đầu tiên là học lắng nghe: mình nghe nhiều hay nói nhiều? Khi mình nói chuyện với người nào mình nói nhiều hay nghe nhiều?
    Học lắng nghe có rất nhiều lợi ích: cha, mẹ, ông bà, anh chị. Nhiều khi mình nghĩ mình là người lớn nên mình lời nói của mình là Thánh Chỉ không được cãi. Nhiều khi con cháu muốn giải bày mà mình ít chịu nghe. Sở dĩ trong gia đình không thông cảm được là vì thiếu sự lắng nghe.
    Ở nhà nên tổ chức buổi tâm sự trong gia đình: xây dựng trong đạo đức, giới hạnh, Phật Pháp. Tâm tư của mỗi người trong gia đình.
    Khoá tu: huynh đệ, tỷ muội: tâm đắc, sầu khổ, cũng tập lắng nghe. Có khi người ta tu 20, 30 chục năm, mình chỉ lắng nghe 2, 3 phút là mình đã học được. Lắng nghe cái khổ của người khác. Là học theo hạnh của Bồ Tát.
    Mình lắng nghe mới thấy lẽ thật của thế gian: những người giàu khó, danh tiếng cũng khổ đau không muốn sống. Nghe kỹ mình mới biết mình không phải là người khổ số một.
    Tập sự kiên nhẫn để nghe sự khó khổ của mọi người, chỉ cần mình nghe thôi là họ đã trút được gánh nặng.
    Nghe Pháp rất quan trọng: nghe với tâm thuần nhất thanh tịnh sẽ thấu suốt được lẽ thật chỉ trong khoảnh khắc. Nghe với tâm nghĩ mình hiểu biết rồi là tự mình ngăn chặn cái bước tiến của mình.
    Nguyện mở lòng nghe Phật dạy
    Nước Pháp mới thấm nhuần tâm khô cằn của mình.
    Ý nghĩa của hai chữ vô thường MT xuất gia mười mấy năm mà chưa hiểu hết. Lâu lâu còn giận còn buồn thì do đâu mà buồn mà giận, chính là chưa thấu hiểu thật sự.
    Lắng lòng nghe coi như mình chưa từng biết một chữ một câu nào hết như vậy tới một ngày nào đó chỉ 1 câu của Phật Tổ mình sẽ bừng sáng.
    Mình có lắng nghe mình nói với mình không?
    Muôn việc nước trong nước
    Trăm năm lòng nhủ lòng
    Tựa lầu nâng sáo ngọc
    Trăng sáng đầy cõi tâm
    Trong lòng còn phiền, buồn giận, trách móc, giận tức ai không? pha
    Tâm có muốn vượt thoát trần lao, muốn niệm Phật để giải thoát không?
    Lúc tâm quyết liệt xuất trần ít khi phát khởi, mà tâm theo trần lao thì nhiều.
    Luôn luôn dùng trí tuệ quán xét.
    2. Quán tự tại:
    Nghe không hiểu rất nhẹ, phải quán xét nghiền ngẫm mới hiểu thấu suốt.
    Hít vô là "A Di" thở ra là "Đà Phật": thấy rõ thân mình tồn tại trong một hơi thở.
    Trí Phật sáng ngời trong từng danh hiệu Phật.
    Khi MT cầm chổi quét nhà, chổi quét đâu rụng tới đó, thấy chổi hư là thấy vô thường.
    Khi quét thấy nhà sạch quán rằng phải mình quét tâm mình như vậy thì tâm mình thanh tịnh biết bao nhiêu.
    Tách bể thân này giống như đồ gốm nhất định phải tan vỡ.

    ReplyDelete
  2. Thấy giọt sương trên đầu cỏ: thấy được vô thường, sương mong manh dễ tan biến.
    Mình bệnh càng thể nghiệm giáo lý của Phật, thân mình thuyết Pháp cho mình nghe. Nếu mình nghiền ngẫm quán xét sẽ thấy.
    Sâu trên núi mùa nắng rất nhiều, dính áo làm cho mình ngứa, không khéo tu tâm sẽ động. Quán đời trước mình sát sanh nên đời này tu còn hoa báo. Quy y cho nó, không giận nó, tu với con sâu. Sự việc chung quanh làm khó, làm khổ mình.
    Súc miệng cũng thấy được sự tu, thân nhơ nên phải súc. Tắm gội, giặc giũ...đều tu được.
    Ở nhà lá, dột, thấy mới thương Phật Tổ hồi xưa ở gốc cây.
    Đi hành hương nhìn thấy người nghèo.
    "Trong thế giới Hoa Tạng, gió thổi phát ra tiếng Pháp..." Trời thuyết Pháp, Đất thuyết Pháp, tất cả vạn vật đều thuyết Pháp. Chẳng qua mình có lắng nghe nghiền ngẫm được. Nhờ câu niệm Phật nhiếp tâm mình mới quán xét chính xác.
    3. Đại từ đại bi: tình thương đối với tất cả vạn vật. Chúng ta luôn chấp ngã, tham sân si.
    Từ bi với người trong nhà mình trước. Nghiền ngẫm với gia đình mình. Hiểu rõ mới phát khởi lòng thương, trí tuệ mới có lòng thương. Hiểu được tâm nguyện của mỗi đứa con.
    Lòng thương của quý vị bây giờ lớn được bao nhiêu? Bằng chùa, Quận Bình Thạnh, nước VN. Bao la, rộng lớn. Ai cự, la mình, mình còn bao la không. Phá vỡ cái riêng tư của mình mới hoà nhập với đại dương. Khi nào bọt tan mới được. Bọt này bằng sắt phải dùng lửa tam muội đốt cháy (trí tuệ). Tình ái không dập tắt được, phải dùng nước từ bi. Có trí tuệ mới tự nhiên có lòng từ bi. Tập mở rộng tâm mình ra dần dần.
    Tập lắng nghe không thành kiến.
    Dùng con mắt Pháp nghiền ngẫm.
    Trí tuệ phát sanh thì lòng từ bi sẽ khởi.
    Lễ Bồ Tát phải nhớ cái hạnh của Ngài.
    Quán lẽ thật thấu suốt thì mình sẽ được tự tại.

    ReplyDelete

Lên đầu trang