Bát Quan Trai: Ngày 6/19/10

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Ni Sư Hạnh Nghiêm giảng Kinh Bát Nhã tại chùa Giác Lâm

(Đây là chỗ DS ôn bài, Ni Sư giảng sao DS ghi lại như vậy, nếu quý bạn có muốn cùng ôn với DS, DS rất hoan hỷ chia sẻ. Những lời giảng này giúp cho phàm phu DS sửa đổi chính mình cho tốt hơn. Nguyện ai đến nghe cũng đều sanh tâm hoan hỷ. Nam Mô A Di Đà Phật.)

Tiếp theo những kỳ trước.

"Yết đế yết đế": đi qua đi qua bờ kia
"Ba la yết đế": cùng qua đến bờ kia
Tâm không thanh tịnh nên không qua bờ
"Bồ đề tát bà ha": giác ngộ nhanh chóng vượt qua bờ bên kia
Mê mờ nên trầm luân trong sanh tử
Có giác nhưng giác chỉ chút xíu. Nghe trong đạo tràng thì thấy giải thoát vô cùng, nhưng ra khỏi thì mê.
Tâm thanh tịnh thì Phật hiện tiền.
Nếu có trí tuệ Bát Nhã thì không bị phiền não, hoàn cảnh chi phối. Lời nói không thật chỉ giả tạm, nhưng mình cứ nhớ hoài.
Bát Nhã đưa đến Niết Bàn không nghi ngờ: dùng Pháp Trí Tuệ không tham đắm chấp ngã, chấp pháp. Ai chửi khen không động tâm (chấp ngã).
Chấp pháp: tất cả các pháp đều do duyên hợp hư giả, vì luyến tiếc nên phiền não. Đủ duyên thì hợp lại, hết duyên thì tan. Nếu có cái nhìn như vậy thì không phiền não. Nếu vận dụng trong cuộc sống thì an nhiên tự tại.
Người khéo tu thì cởi mở.

Bát Nhã có ba phần:
1. Bát Nhã đặt trên nền tảng nhân duyên. Lý nhân duyên: đủ duyên thì thành tựu, hết duyên thì tan.
2. Bản tánh của sự vật là "không", do duyên hợp thì có, hết duyên thì không. Không có cái gì bền chắc, không có một chủ thể riêng biệt.
Trước đó là không, duyên hợp thành có, duyên tan thì hoàn không.
Tất cả đều không bền chắc.
3. Hiển bày ý nghĩa trung đạo: không phải "không" mà không phải "có". Vì nếu là "không" thì đâu có hiển lộ, còn nếu là "có" thì đâu có bị hoại. Chỉ là giả danh, giả tướng.
Nếu thấy được như vậy thì có buồn không? Buồn ít thôi.
Có trí tuệ Bát Nhã không chấp ngã, không chấp Pháp, thì an vui.

Hết phần Bát Nhã.

Đây là phần ôn lại hết bài.

"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách" (vượt qua khỏi khổ ách).
Ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sắc: thân gồm có đất, nước, gió, lửa
Thọ: cảm giác về tâm. Thọ có thọ vui, thọ khổ, thọ không vui không khổ. Tất cả thọ đều là khổ vì nó không bền, chỉ là duyên hợp hư giả. Thọ vui khi hết thì muốn tìm vui nữa. Thọ khổ ngay lúc đó thấy khổ rồi muốn cho nó mau hết. Thọ không vui không khổ thì sinh chán.
6 căn + 6 trần = cảm thọ
Thí dụ: Mắt (nhãn căn) thấy sắc đẹp (sắc trần) sinh thích muốn đem về, đem không được thì buồn ghét.
Tưởng: tưởng tượng của mình, không có thật. Tưởng về quá khứ, vọng về tương lai. Hiện tại cũng có tưởng. Do duyên mới có tưởng.
Hành: Hoạt động của nội tâm, niệm niệm tiếp nối. Suy tư của con người
Thức: hiểu biết phân biệt rồi sanh ra phiền não.
Nhìn vật biết đẹp hay xấu. Rồi phân biệt thương hay ghét rồi sanh ra phiền não. Thương thì muốn chiếm hữu, ghét thì muốn đẩy đi.
6 căn + 6 trần = 6 thức. Do duyên khởi nên không thật.
Kinh A Hàm: thân này là vô ngã vì không có chủ thể do duyên hợp, do tứ đại hợp thành.
Quán: chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách.
Từ vô thỉ kiếp mình quán "có" nên mới có thân này.
Quán ngũ uẩn giai không thì có buồn không? Chúng ta cũng giảm bỏ rất nhiều nên mới ngồi đây. Ráng cố gắng phá chấp ngã, chấp pháp. Giả mà có gì vui buồn trước khen chê. Người ta chửi mình, mình làm thinh là giảm bớt 1 nghiệp vì kiếp trước mình đã chửi người ta. Nếu mình hưởng ứng thì tạo thêm nghiệp.

Xá Lợi Tử sắc bất dị không: Sắc chẳng khác không, cái nhà do cây sắt si măng nên thành cái nhà, một thời gian hoại.
Không chẳng khác sắc: khi hợp lại thì thành.
Tánh không: do duyên hợp nên giả có.
Tướng không: hư không, có, nhưng không có hình tướng: không sanh, không diệt, không thêm, không bớt. Bao trùm tất cả.
Không mê đắm là giải thoát.


Nguyện đem công đức này hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sanh đều trọn thành Phật Đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chủ đề:

0 comments

Lên đầu trang