Phật Pháp: Tam phước tịnh nghiệp - Ni Sư Như Lan

Ni Sư Như Lan

Tuần qua chùa Giác Lâm được Ni Sư Như Lan, chùa Hưng Thiền, Đồng Tháp, Việt Nam qua thuyết giảng. Đây là buổi thuyết hôm thứ bảy. DS có phước duyên có mặt ngày hôm đó và cũng rất khâm phục tài thuyết Pháp của Ni Sư.

Ni Sư Hạnh Nghiêm đang ngồi ghi lại lời giảng của Ni Sư Như Lan.

Đây là những gì DS ghi lại được.

Người theo Pháp Môn Tịnh Độ cần phải tu Tam phước tịnh nghiệp:
A. Thế phước
  1. Hiếu dưỡng Cha Mẹ
  2. Phụng thờ Sư Trưởng
  3. Từ tâm bất sát
  4. Tu thập thiện nghiệp


B. Thí phước: giới phước
C. Hành phước
  1. Phát tâm bồ đề
  2. Tin sâu nhân quả
  3. Thọ trì kinh điển Đại thừa
  4. Phát nguyện vãng sanh
A. 1. Hiếu dưỡng Cha Mẹ:


Cha Mẹ là người sinh ra ta, nuôi nấng ta, tạo cho ta địa vị danh vọng.
Ta mang nặng món nợ ân tình nếu không hiếu dưỡng thì ta là kẻ vong ân bội nghĩa.
Không có điều cực ác nào bằng bất hiếu, điều thiện tối cao là hiếu kính.
Không có tâm nhớ ơn bằng hành động cụ thể thì có xứng đáng điều kiện làm người hay không?
Cha Mẹ còn là người giàu nhất thiên hạ
Ân đức Cha Mẹ còn nặng hơn đại địa
Tự xét lại mình xem mình có hằng nghĩ nhớ hằng báo đáp.
Công đức cúng dường Cha Mẹ bằng công đức cúng dường Phật.
Bố thí khắp mười phương thiên hạ không bằng cúng dường Cha Mẹ.
Nên kết bạn với ai có tâm hiếu kính Cha Mẹ.

Chuyện: có cặp vợ chồng nọ thấy mẹ mình già ngày nào ăn cơm cũng làm bể chén, nên mới bào cái muỗng dùa thật láng cho Mẹ ăn cơm. Hôm sau thấy đứa con 5 tuổi của mình cũng đi bào 2 cái muỗng dùa, hỏi nó làm gì thì nó nói để dành khi nào Cha Mẹ già nó sẽ cho Cha Mẹ làm chén ăn cơm. Hai vợ chồng nghe vậy thức tỉnh từ đó hết lòng hiếu thảo với Mẹ.

Muốn con hiếu kính với mình, mình phải hiếu kính Cha Mẹ mình.

Cha Mẹ như Phật còn tại thế.

A. 2. Phụng thờ Sư Trưởng:
Ngoài đời có Thầy Cô giáo.
Trong Đạo có Sư Trưởng:
Bổn Sư: người đầu tiên đưa ta vào Đạo
Thầy: Giáo Thọ Sư
Giáo Thọ Kinh Sư: dạy kinh điển

Đệ tử có ba hạng:
Hạ đẳng: người dựa vào thanh danh của Thầy
Trung đẳng: âm hưởng lòng từ bi giáo hoá của Thầy: nên làm gì, giải quyết gút mắc
Thượng đẳng: mài dũa, rèn luyện của Thầy. Hạ cái tự ngã, tự cao, ngã mạn của mình để mình được tốt hơn.
Mình có bằng lòng tiếp nhận? Khi giáo huấn phần nhiều giận dữ, bỏ chùa đi.
Câu chuyện Phật tử giận bỏ chùa ba năm:
Có một cô nọ vào chùa gặp Sư Cô, Sư Cô nói ngồi đó đi chút xíu nữa cô sẽ tiếp, xong vì có phái đoàn ở xa tới nên đi ra tiếp đón, bỏ cô này ngồi chờ mãi. Cô này giận không thèm tới chùa nữa. Ba năm sau cô này tới. Sư Cô hỏi sao lâu quá không thấy đi chùa. Cô ấy nói: "con giận cô", và kể lại sự tình.
Sư Cô bèn kể chuyện Thiền Sư Triệu Châu:
Khi nhà vua đến chùa mà vị Sư này không ra tiếp rước mà chỉ nằm trên gường. Nhà vua tức quá sai quan đến để xử tội khi quân. Khi quan đến ngài Triệu Châu đích thân ra tới cổng quỳ xuống mà tiếp rước. Vị quan này ngạc nhiên hỏi, Ngài đáp, khách có ba cấp:
Hạ cấp: ra cổng chùa tiếp đón theo kiểu thế gian.
Trung cấp: tiếp đón ở nhà khách.
Thượng cấp: nằm trên gường dùng bản lai diện mục mà đón.
Vì nhà vua là hạng Thượng cấp nên tôi không ra tiếp đón, còn nay quan tới xử tội, tôi vì mạng sống nên phải ra tận cổng quỳ xuống mà xin tha tội.
Vị quan về báo lại với vua, và vua tha tội.

Mục đích ta đến chùa để học kinh, chứ không phải đến chùa để được tiếp đón nồng hậu.

Muốn tu phước phải kính phàm phu Tăng. Đừng soi mói nói lỗi lầm. Hãy để quy luật nhân quả phán xét.
(còn tiếp)


Chủ đề:

0 comments

Lên đầu trang