Bát Quan Trai: Tân Niên Bát Quan Trai lần thứ 100

Sư Ni dạy cách làm quá đường chu đáo lắm. Dọn một mâm là 4 người, số người dự chia làm 4 thì sẽ biết làm bao nhiêu mâm. Khi ăn dùng đũa để gấp thức ăn vào chén và dùng muỗng để múc ăn; không ăn bằng đũa để giữ vệ sinh chung.  Đây là khóa thứ 100 rồi, mà đâu có ai thuộc nghi thức cúng quá đường (cúng cơm trước khi ăn). Ni Sư nói lần sau sẽ phải trả bài, ai không thuộc sẽ bị quỳ hương. DS bèn hỏi, còn ai thuộc bài Ni Sư thưởng gì, Ni Sư và đại chúng cười...



Dưa hấu đỏ ao. Dưa đỏ như vầy chắc là may mắn nguyên năm.



Mứt gừng dẽo, lâu lắm rồi DS mới ăn được món này.  Nó có hương vị chua, cay, ngọt, có mùi thơm vỏ tắc nửa.  Hồi xưa thấy mấy cụ già hay nhâm nhi nước trà với món này,




Mắm chay, ăn với bún rau sống, nêm nếm rất ngon.



Đồ xào, món bình dị, nhưng không thể thiếu



Dưa món, ăn với bánh tét chay.  Không có hình bánh Tét rất tiếc.


Dồi chay xốt cà, món ngon đặc biệt.



Canh chua chay, ăn với bún hay cơm, món này dễ làm, dễ ăn lắm, ai cũng ưa.  Có người hỏi xin thêm, Cô nấu món này trả lời "để mai mốt nấu nữa".


Có bánh tét chay, chè đậu bột bán nước cốt dừa, và bánh ít nữa.


Hương vị mấy ngày Tết vẫn còn, nhất là khi vào Chùa.  Mấy tấm hình DS chụp vội vả trước khi có mặt Ni Sư, sợ bị Ni Sư dzũa, đi tu không lo tu mà cứ lo mấy món ăn.  Mà thiệt là như vậy, kỳ đó đi chùa bên Cali cũng vậy, về nhà, DS và cô bạn đi chung trau đổi hình, công thức món ăn ở chùa qua email, rồi còn gởi cho Sư Cô bên đó, tưởng là ngon lắm.  Ai dè bị rầy:  "Sao không nghe nói tới Pháp thực mà chỉ nói toàn Ẩm thực?"  Từ đó trang web này mới ra đời.  Lúc đầu đâu biết Pháp gì đâu mà đăng, vào chùa lúc nghe Pháp thì mơ mơ màng màng, đâu có nhớ cái gì.  Nhưng mà hình như đã không ít nhiều gì cũng "thấm tương chao", bây giờ nghe giảng không có ngủ gục nữa, mà lại còn biên chép, thấy thích thú lắm.  Nhiều khi cũng không có hiểu cho mấy, nhưng Ni Sư và quý Thầy Cô nói từ từ rồi nó mới thấm, giống như đi trong sương vậy, không thấy nước nhưng hồi lâu ướt áo.


Hôm nay Ni Sư cho học Kinh Bát Nhã.  Cuối giờ Ni Sư hỏi có thắc mắc gì không, ai nấy im re.  Ni Sư cười nói thiệt là "siêu", hiểu hết rồi!  Thật ra là ngược lại, không hiểu đến nổi không biết gì để hỏi!  Kinh này cao quá, phải nghe đi nghe lại nhiều lần mới được.


"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách."
(Hằng ngày thuộc làu, sao giờ đọc có 1 câu thấy chóng mặt gì đâu!)
Ngũ uẩn:
Sắc:  cái gì mà con mắt thấy.
Thọ:  thọ nhận, có thọ vui, thọ khổ, thọ không vui không khổ.
Tưởng: sự tưởng tượng của mình.  Tưởng chuyện quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, hiện tại cũng không thật:  thấy cọng dây tưởng là con rắn.  Tất cả đều do duyên hợp, không thật, đều là lầm.
Hành:  hoạt động của nội tâm.  Niệm này qua đến niệm kia tiếp nối liên tục  Niệm này sanh niệm kia diệt.  Cái suy nghĩ không phải là mình.  Tâm niệm sinh diệt mà cứ chấp cho là mình cho nên bị luân hồi.  Hành không thực thể do duyên hợp mà có.
Thức:  cái biết của mắt tai mũi lưỡi thân ý:  tốt xấu hay dỡ...Do nhân duyên hoà hợp, có hợp thì có tan, nên huyễn không thật.
Không của:
Phàm phu:  không tội, không phước, không nhân, không quả.
Nhị thừa (Thanh Văn):  không là vô thường (sanh lão bệnh tử) sẽ hoại diệt
Bát Nhã:  đương thể đã là không, không hai.  Trong thương có ghét, trong tội có phước.  Thí dụ như cưng chìu con quá nó hư; ghét con rầy rà nó nhưng nhờ vậy mà nó phát huy tính tự lập của nó.  Người không ủng hộ mình cũng là thiện tri thức tạo cho mình tánh nhẫn nhục.
Với trí tuệ Bát Nhã không có cái gì tốt xấu
Thâm nhập Bát Nhã thì vượt qua khổ ách
Tất cả các Pháp đều không hai (kinh Duy Ma Cật), phiền não tức Bồ Đề, hết mê là giác.
Tất cả giờ nào cũng biết như vậy tức là "hành thâm Bát Nhã".
Ai chửi mình mà mình thù tức là không có hành thâm
Duyên hợp giả có:
Năm uẩn:  thân (sắc) tâm (thọ tưởng hành thức) đều là giả hợp.
Nếu còn buồn giận phiền não thì đó là chưa có "hành thâm"
Thấy thì hay lắm mà làm thì không được


Quán Tự Tại Bồ Tát, là Đức Quán Thế Âm, hành thâm Bát Nhã nên vượt qua hết khổ ách.
Ai mà không chấp thân, không chấp tâm thì không có phiền não
Khi làm việc thiện (giả) mà còn bị nói vô nói ra (giả) rồi buồn (chấp) nên phiền não mai mốt không thèm làm nữa.
Làm vì danh:  được khen mới làm bị chê thì không thèm làm.
Bát Nhã phá chấp về thân, phá chấp về tâm
"Nhận giặc làm con":  nó phá của mình, làm cho mình phiền não, công đức tiêu tan hết, luân hồi sanh tử.
"Bội giác hiệp trần":  bỏ cái thật mà theo cái giả.
Học Bát Nhã phải ứng dụng vào cuộc sống của mình.
Khi có trí tuệ Bát Nhã thì mỗi người có suy nghĩ khác nhau, tất cả đều là giả.  Có tranh cải là vì mình cho cái suy nghĩ của mình là trúng.
Phải quán chiếu ngay thân của mình (không phải thân của người khác) xoay lại mà tu.
Người tu bây giờ lo cất chùa, lo cho có đệ tử đông, lo cho có phương tiện...
Phật Tổ:  tu trước mới ra hành Đạo.

Chủ đề:

0 comments

Lên đầu trang