Khóa niệm Phật: Chùa Giác Lâm 09/11/2010

Chè đậu xanh bột báng
trùng chè bột báng đậu xanh

Món kho thập cẩm...
trùng với món thập cẩm kho

Nước ngọt đười ươi, hột é, rong biển chân vịt, mủ trôm. Uống cái này mát lắm đó.

Canh rau xà lách xon


trùng với canh bầu

Chuối

Cũng có bánh trung thu, và bánh ít trần nhân đậu xanh, nấm ăn với nước tương pha.

Hôm nay không hiểu sao món nào cũng trùng. Chắc có lẽ ai cũng sợ thiếu nên âm thầm tình nguyện nấu thêm...

Lúc đầu đề nghị mở khóa niệm Phật, Ni Sư nói phải có từ mười người trở lên Ni Sư mới tổ chức. Nói như vậy, nhưng mấy tháng đầu chỉ có le hoe 6, 7 người mà Ni Sư vẫn chịu làm. Rồi từ từ càng ngày càng đông. Bây giờ có khi lên đến hơn 30 người. Vậy mới biết "vạn sự khởi đầu nan"...

Ni Sư giảng tiếp "Niệm Phật thành Phật"
Tâm chúng ta vốn thanh tịnh nhưng vì chạy theo trần cảnh (sắc thanh hương vị xúc pháp) nên bị vọng tình nhiễm ô. Ô nhiễm do nơi ngũ dục tài sắc danh thực thùy. Nếu không khởi tham sân si hay sát đạo dâm vọng thì tâm rất thanh tịnh, cầu vãng sanh Tây Phương có khó không?

Khi ngài Phú Lâu Na xin Phật phương pháp làm tâm thanh tịnh để tu trong ba tháng hạ. Phật dạy tâm không chạy theo 6 trần sẽ được thanh tịnh giải thoát. Ngài Phú Lâu Na tìm nơi vắng vẽ, thực hành lời Phật dạy và chứng quả.

Mình thử xem lời Phật dạy có đúng không? Chúng ta có làm được không?

Khi tâm tham sân si nổi lên, chúng ta có thể tạo bất cứ nghiệp ác gì, "một phút sân tâm đốt tan rừng công đức". Trong đạo tràng có người phiền não không dự khóa tu, nên chúng ta nên chú ý nhiều khi mình dùng lời không ái ngữ khiến người bỏ tu. Người bỏ tu là người thiệt thòi. Giận ai bỏ tu là ai thiệt hại? Là mình thiệt hại, làm sao mà hành Bồ Tát đạo được? Bồ Tát phải vì chúng sanh, chúng sanh can cường lắm, Bồ Tát phải hy sinh. Chúng ta cố gắng đừng nói lời khiến người ta buồn lòng.

Trong tâm ta có 10 cảnh giới:
Tứ Thánh: Phật, Bồ tát, Thanh văn, duyên giác.
Lục phàm: Trười, người, A tu la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Mình cũng có tâm Phật, Bồ Tát nhưng không duy trì được lâu.

Khi khởi sân lên phải dẹp. A tu la muốn gì có nấy nhưng không trọn vẹn. Khi A tu la ăn 1 chén cơm, nửa chén đầu ăn rất ngon, nhưng nửa chén sau lại hóa thành đồ bất tịnh. Đừng có nói tui nóng lắm, đừng có chọc tui à. Biết nóng thì phải bỏ, chứ không là bảo vệ cho cái nóng của mình. Bỏ tính xấu rất khó, nhưng bảo vệ nó hoài thì mình sẽ sanh về cảnh giới tương ưng.

Được làm người là do giữ 5 giới. Có phước báo giàu sang thì biết đời trước có bố thí; còn cuộc sống khó khăn thì biết đời trước không bố thí cúng dường. Sắc diện thân tướng không tốt thì biết kiếp trước bị phạm giới tà dâm, ngoại tình.

Súc sanh vì si mê, tà kiến, sống theo bản năng, không nhận thức đúng.

Ngạ quỷ vì bỏn xẻn.

Địa ngục vì sát đạo dâm.

Gieo nhân nào về cảnh giới đó. Tâm tưởng Phật, Phật làm hạnh gì chúng ta làm theo, tâm thanh tịnh là Phật hiện tiền. Tâm tịnh là cảnh tịnh. Ai chửi mình cũng không chấp, bát phong suy bất động, không buồn giận ai, vì là giả. Còn mình thấy mình thật, chúng sanh thật, cảnh thật nên chấp, mình chấp đủ thứ, người ta nói một chút, mình suy ra nhiều để giận cho dai. Khi Đức Phật bị một người chửi, ngài cứ im lặng. Ông này hỏi: Cồ Đàm có điếc không sao không trả lời. Phật nói khi đem cho vật gì cho ai, người đó không nhận thì vật đó thuộc về ai? Người ta nói 1 chút xíu, mình giận năm này qua tháng kia rồi phiền não. Do đó chúng ta phải cố gắng, phàm phu gặp cảnh phải động nhưng phải giác liền.

Bố thí gồm có sự và lý:
Bố thí sự như ngoại tài (tiền, của), nội tài (sức lực), bố thí pháp, bố thí vô úy (như khi người ta có sợ, mình khuyên an ủi động viên cho người ta không sợ). Chùa mình có người bị ung thư lá lách, máu mà giờ khám lại không có tế bào ung thư nữa. Bác này tuy lớn tuổi nhưng rất thành tâm, cái gì cũng làm không có nệ công, nên nhờ công đức đó vượt qua được căn bệnh.
Bố thí lý là buông xả, không chấp ngã, không chấp pháp, buông xả vọng tâm.

Tâm ta tưởng Phật tức ta là Phật với 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Nó xuất hiện trong ta, ai lại gần thấy an lạc. Còn người đẹp mà tâm ác tới gần mình thấy sợ sệt.

Cảnh giới Tây phương hiện hữu thường nghe Phật A Di Đà thuyết pháp. Không niệm ngũ dục (tài sắc danh thực thùy) thì cảnh giới Ta Bà không có ở trong tâm ta. Dù rằng ta đang ở trong lục đạo luân hồi, nhưng ta sẽ sanh về Tây phương.

Phàm Thánh đồng cư độ: Ta bà có phàm có Thánh. Thánh là những vị thực hành hạnh Bồ tát. Nhiều khi người ta đắc quả A la hán (hữu dư y Niết Bàn, còn thân) mà mình không biết. Không bị lục trần ngũ dục lôi kéo thì mình ở trong cảnh Thường Tịch Quang Tịnh Độ.
Muốn thanh tịnh không chạy theo ngũ dục lục trần thì phải niệm Phật.

Tâm như ngựa khỉ, muốn chăn tâm nên dùng câu niệm Phật để điều phục tâm ý.
Là người học Phật, niệm Phật, nhìn thấy rõ vấn đề, phải thấy rõ cái gì làm cho mình chi phối, tạo nghiệp. Phải tinh tấn niệm Phật để chuyển phàm phu phiền não.

Ác nghiệp là tạo nhân ác, có quả báo ác, nên luôn luôn phản quang tự kỹ, nhân ác khởi lên thì chúng ta phải dẹp liền. Ác là tính toán hại người để cho lợi mình. Từ nhỏ sẽ thành to. Nghiệp quả là ba đường ác. Thay vì niệm nhân ác thì niệm Phật, niệm Phật là nhân, thành Phật là quả.

Tám nạn:
1. Địa ngục
2. Ngạ quỷ
3. Súc sanh
4. Sanh sau Phật, sanh trước Phật
5. Sanh ở Bắc Cu Lô Châu, nơi không có Phật Pháp.
6. Trời vô tưởng
7. Đui điếc, câm ngọng
8. Duy vật, không tin gì về tâm

Trải qua lục đạo luân hồi hiện giờ làm người có muốn trở lại không? Muốn thoát phải niệm Phật cầu sanh Tây phương. Muốn trở lại thì dễ, đi xuống thì dễ, đi lên thì khó. Đức Phật A Di Đà đang thuyết Pháp tại sao không về mà đi lòng vòng? Niêm Phật cũng là niệm tâm tức là trở về Phật tánh của chúng ta, mình muốn làm gì thì làm cái đó. Đạo Phật là đạo tự do tuyệt đối. Phật không cấm cản nhưng phải có điều kiện. Là phàm phu có tội biết có tội thì dễ sửa, còn không cứ bào chữa. Niệm Phật tức là niệm tâm, tức là chuyển phàm thành Thánh.
Chúng ta là Phật sẽ thành, vô lượng thọ, vô lương quang, vô lượng công đức.
Học hiểu thực hành trong đời sống hằng ngày, một niệm khởi lên biết ở cảnh giới nào rồi. Đức Phật đưa bản đồ rất rõ ràng, hãy nên chọn con đường ta đi.
Chủ đề: ,

0 comments

Lên đầu trang