Nhập Bồ Tát Hạnh - Chính niệm, tỉnh giác 3

Chính niệm, tỉnh giác 2


15. Khi cái tâm sáng suốt vắng lặng sinh khởi, thì được quả báo sinh lên cõi trời Phạm thiên (cõi trời cao nhất trong sáu tầng trời cõi Dục).  Dù làm các việc tốt lành bằng thân và miệng, nhưng tâm hành (động lực từ nội tâm thúc đẩy) yết ớt thì khó thành tựu phước đức.
16. Phật dạy, dù tụng niệm và tu các thứ khổ hạnh lâu năm, mà tâm cứ tán loạn để ở chỗ khác, thì cũng vô ích.
17. Nếu không biết tâm này, bí yếu của tất cả Phật pháp, thì dù có mong muốn thoát khổ và được an vui, rốt cuộc vẫn phiêu bạt trong ba cõi một cách vô nghĩa.
18. Bởi thế ta nên khéo gìn giữ đạo tâm. Trừ giới gìn giữ tâm này ra, còn cần gì giữ các giới khác?
19. Như thân thể bị thương mà ở giữa một đám đông hỗn loạn thì cần phải cẩn thận giữ gìn, cũng thế ở giữa đời người hung ác, ta phải giữ vết thương là tâm mình.
20. Đối với vết thương nhỏ trên thân, ta còn sợ bị hại mà phải cẩn thận giữ gìn, thì tại sao người sợ cái khổ ở địa ngục Núi ép không giữ vết thương là cái tâm mình?
21. Nếu hành xử được như vậy, thì dù ở giửa ác nhân hay nữ sắc cũng tinh tấn giữ giới không thối lui.
22. Ta thà mất lợi dưỡng, tài sản, thân xác và các sinh kế khác, thà mất những thiện hành khác, quyết không tổn hại tâm này.
23. Tôi chắp tay thành khẩn khuyên những người muốn giữ tâm, hãy nỗ lực giữ chính niệm và chính tri (chính niệm tỉnh giác).
Chủ đề: ,

0 comments

Lên đầu trang