Đậu đỏ chống suy nhược cơ thể

Đậu đỏ là một trong những thực phẩm thuộc họ đậu có tác dụng tăng lực và chống suy nhược cơ thể rất tốt.

daudo

Đậu đỏ là một trong những thực phẩm thuộc họ đậu có tác dụng tăng lực và chống suy nhược cơ thể rất tốt. Ảnh: internet

Đậu đỏ tên chữ Hán là "Xích tiểu đậu" hay "Xích đậu". Theo đại danh y Tuệ Tĩnh, đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình không độc, trị được cả chứng mụn lở, đi tả, đau buốt cơ thể, đái tháo, nôn mửa, có tác dụng bổ huyết và lợi tiểu, là thức ăn lý tưởng cho người mắc bệnh thiếu máu. Những người thiếu máu không dám ăn gan lợn nhưng đậu đỏ khắc phục được điều đó.

Từ đậu đỏ có thể chế ra nhiều món khác nhau tùy theo khẩu vị như hái lá non của cây đậu đỏ, rửa sạch, luộc chín, trộn với dầu và muối ăn thay được cơm hoặc trái đậu non luộc ăn.

Thời cổ đại, phụ nữ trước khi sinh nở thường ăn canh đậu xanh hoặc bánh đậu xanh để làm sạch máu. Sau khi đẻ nhất định phải ăn đậu đỏ để tăng cường máu. Đối với sự điều tiết của cơ thể thì đậu xanh và đậu đỏ đều là thức ăn có tác dụng như nhau. Nhưng đối với phụ nữ, cần hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại đậu này để có cách sử dụng hiệu quả. Dùng đậu đỏ trong thời kì sinh con có tác dụng rất tốt. Cơ thể người mẹ khi mang thai đảm bảo được lượng máu đầy đủ thì con cái mới khỏe mạnh.

daudo2

Đậu đỏ có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: internet

Dưới đây là một vài công dụng của đậu đỏ:

- Trị chứng viêm lưỡi: Khi nhiệt độ trong người tăng lên, lưỡi dễ bị viêm nặng, sưng đỏ, đau buốt rồi trên mặt lưỡi bỗng tia ra máu nhìn như sợi chỉ đỏ.

Dùng 1 bát đậu đỏ, giã nát, hòa vào trong 3 lít nước, sau đó đổ vào miếng vải sạch, vắt lấy nước trong, chia làm nhiều lần để uống sẽ mau lành bệnh.

- Chữa bệnh quai bị: Quai bị là chứng bệnh rất nguy hiểm, nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ biến chứng, gây vô sinh ở nam giới.

Lấy một vốc đậu đỏ tán nhỏ, trộn với lòng trắng trứng, hòa thêm một chút giấm, thoa dày lên chỗ sưng là khỏi.

- Trị chứng trĩ ra máu: Trĩ ra máu là chứng trĩ cả trong và ngoài hậu môn đều mọc mụn, lở loét chảy máu, mủ và nước vàng.

Dùng 3  bát đậu đỏ, 5 lít giấm. Đem đậu đỏ nấu chín, phơi khô, tẩm giấm xong lại phơi, phơi khô lại tẩm... cứ như vậy đến khi hết giấm thì phơi lần chót cho khô rồi tán nhỏ đậu, chia ra làm nhiều phần, mỗi phần khoảng 12 gam uống với rượu, ngày uống 3 lần rất công hiệu.

daudo3

Chè đậu đỏ rất ngon và bổ dưỡng. Ảnh: internet

- Giúp tăng lực: Khi cơ thể mệt mỏi, bạn có thể sử dụng cách đơn giản là kết hợp đậu đỏ với tỏi rất có hiệu nghiệm.

Lấy một củ tỏi bóc vỏ, tác rời các nhanh, cho nước vào nồi, cho thêm nửa bát đậu đã vo vào rồi đun nhỏ lửa, đợi cho đậu đỏ mềm rồi thêm một ít đường và muối vào. Ăn đều đặn một ngày một lần sẽ khôi phục thể lực, tiêu trừ mệt mỏi và lợi tiểu.

Mệt mỏi, mặt phù nề, đi tiểu không được, sau khi ăn món này vào sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều.

- Sáng mắt, bổ huyết: Lấy một bát rưỡi đậu đỏ  với bị đại hoàng và một bát rưỡi đậu đỏ sấy khô, trộn lại tán thành bột, mỗi lần uống một phần mười bát với nước, ngày uống ba lần. bài thuốc này còn có thể làm hết đói cả chục ngày mà không cần ăn cơm.

- Chữa suy nhược cơ thể: Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, uống ngay một ly nước đậu đỏ bạn sẽ thấy sảng khoái vô cùng.

Còn nếu bạn cảm thấy cơ thể và trí óc nặng nề, bạn nên ăn một bát canh đậu đỏ mặn để tiêu trừ cảm giác này. Muốn ăn ngọt, bạn có thể cho thêm ít mật ong, nhưng thực sự thì đầu đỏ có vị mặn sẽ hiệu quả hơn nhiều.

- Tốt cho phụ nữ mang thai: Các bà mẹ đang mang thai nếu thường xuyên ăn đậu đỏ sẽ giúp có nhiều sữa hơn và hormone trong cơ thể cũng được cân bằng hơn.

Theo Afamily.vn

Chủ đề: ,

2 comments

  1. Không ngờ đậu đỏ cũng bổ dưỡng đến thế,vậy mình phải đem đậu đỏ vô thực đơn hằng ngày của mình mới được,thanks

    ReplyDelete
    Replies
    1. Theo Đông y thì thức ăn màu đỏ là bổ máu. Ăn chay mà ăn đậu là bảo đảm có đầy đủ chất đạm, DS thích Vegetarian Chili của người Mễ và Minestrone của người Ý, hai món súp này có nhiều đậu.

      Delete

Lên đầu trang