Pháp Âm: Những cặp mắt kính - ĐĐ Thích Minh Thành

http://phapamtinhdo.blogspot.com/2010/01/nhung-cap-mat-kinh.html


Trong bài này khi Thầy hỏi:  "Nghe bằng gì?"  Nhiều người trả lời:  "lổ tai".  Thầy hỏi tiếp:  "Sao mấy người chết không nghe?" Rồi Thầy nói:  "Nghe bằng TÂM".  Nghe tới đây DS giựt mình, thì ra nào giờ mình tưởng mình nghe bằng lổ tai.


Thì ra khi nghe Pháp mà mình không dùng cái tâm thanh tịnh để lắng nghe, thì những lời Pháp sẽ bị bỏ sót và mình sẽ không hiểu. Không hiểu thì không biết cách vận dụng.  Bởi vậy cùng một bài Pháp mà có người nghe hiểu, còn có người không biết là mình đã nghe cái gì. Cái TÂM LẮNG NGHE rất quan trọng. Cũng như HT Quảng Khâm đã nói, học kinh Phật đâu phải dễ như ăn tàu hũ, ăn vô một cái là được liền; nghe Pháp cần phải lắng tâm, có khi phải nghe tới nghe lui rất nhiều lần. Nghe rồi còn phải nghiền ngẫm suy tư nữa mới phát sanh ra được trí tuệ.

Cùng với một ý trên suy ra thì mình dùng gì để niệm Phật?  Dùng cái miệng?  Không, phải dùng cái tâm như cái TÂM nghe Pháp, để lắng nghe tiếng niệm Phật.  Nếu mình không lắng nghe, thì tiếng niệm Phật bị bỏ sót và mình niệm không được nhất tâm.  Cái nhất tâm này kéo dài được lâu hay mau tuỳ theo công phu của người niệm Phật sâu hay cạn, đây là nhất tâm tạm thời.  Còn nếu được nhất tâm luôn thì mới là nhất tâm bất loạn.

Còn đọc kinh? Đọc bằng gì???
Chủ đề:

2 comments

  1. Chuyển thức thứ 7 thành trí tánh bình đẳng: tôi ta tu lâu này có mòn bớt chưa. Ý nghĩ lạy Phật là sao? Có dễ ai mà mình lạy không? Mình đem đỉnh cao của mình đặt xuống dưới chân chỗ thấp nhất của Phật, ngay lúc đó bào mòn cái tôi cái ta của mình. Muốn an vui thì dẹp bớt cái tôi đi. Những cái bình buồn giận...đều phát xuất từ cái tôi mà ra. Tự ái là ai tự ái vậy? Chén trong sóng còn khuya, trong cuộc sống phải nhường qua nhúng lại. Lạy Phật để phá trừ cái ta.
    Ngài xưa có ngài Pháp Đạt lễ Lục Tổ đầu không chấm đất,
    Lễ vốn chặt cờ mạng
    Sao đầu không chấm đất
    Có ngã tội liền sanh
    Quên công phước không sánh.

    Kinh tụng 3000 bộ, Tào Khê một câu quên.
    Lạy Phật, tụng kinh, niệm Phật nhưng làm sao để chặt được cái tôi.
    Mình là gì? đầu gắn 2 tay, 2 chân, cái mình? Nếu như chỉ là vậy, mình đâu cần uống nước ăn cơm. Mượn đất, nước, gió, lửa. Thở vào là nhờ gió, thở ra cũng gió đưa, một mai thân này chết, thân này như khúc gỗ. Chỉ là vật chất. Còn phần Tâm. Nghe bằng gì?
    Nghe bằng TÂM: TÂM là gì?
    Tâm giả: đổi thay không lúc nào ngừng nghỉ, buồn vui giận ghét lo sợ buồn vui. Tâm nào là tâm của mình? Tâm buồn? Tâm thương? Tâm ghét?...Do duyên bên ngoài chạy theo duyên thì đau khổ. Luôn thay đổi sanh diệt. "Gió cảnh giới thổi biển tàng thức mới sanh." (Kinh Lăng Già).
    Chuyển thức thứ tám thành trí gương tròn sáng. Trắng đến hiện trắng...soi sáng hết tất cả. Tu sao giống như gương tròn lớn chứ không đeo mắt kiếng. Mổi câu niệm Phật là lau một cái. Công phu nhiều chừng nào thì gương tâm càng trong sáng. Tâm hằng sáng suốt không chạy theo duyên theo cảnh. Cái hằng biết thanh tịnh đang nghe Pháp hiện giờ là cái bản thể Tâm của mình. Ai cũng có cái biết vậy ai cũng có tánh Phật.
    Nhất tâm ở trong sinh hoạt hằng ngày khi nhắm mắt mới được thượng phẩm thượng sanh.
    Đại bi: Bồ Tát Quan Âm
    Đại nguyện: Bồ Tát Địa Tạng
    Đại hạnh: Bồ Tát Phổ Hiền
    Đại trí: Bồ Tát Văn Thù ngồi trên Sư Tử cầm kiếm bén. Sư Tử là vua trong các cầm thú, là người đạt được trí tuệ có thể phá tan mê lầm của chúng sanh. Chánh Pháp phá tà pháp. Kiếm sắc bén cắt đứt mọi mê lầm tăm tối.
    Vật đến liền chiếu. Trí tuệ soi sáng thấy rõ thì làm trúng, thì không tạo nghiệp. Nên phải gỡ những cặp mắt kiếng ra. Nhìn bằng con mắt Pháp.

    ReplyDelete
  2. Tâm của chúng ta vốn bình lặng, trong sáng hồn nhiên, nhưng do huân tập hoàn cảnh bên ngoài, dần thành tật xấu dở.
    Cận thị: thấy sự vật ở gần trước mắt mà không thấy xa. Ngày mấy bữa cơm, có tiền của gđ an ổn là được mà quên đi cái già nua, cái chết chóc. Chỉ thấy cái vui trước mắt, ăn ngon, mặc đẹp, đủ tiện nghi là thấy bằng lòng.
    Viễn thị: nhìn xa. Tính 1,2 chục năm, con mình cháu mình. Lo xa không được yên. Lo cho thân của mình có được chắc không? Có ai bảo đảm tôi 90 mới đi?
    Loạn thị: Nhìn sự vật rối loạn không chính xác. Thử tìm cái nào tồn tại mãi mãi không. Mình luôn thấy còn hoài thiệt bền chắc. Rủi thất thoát mắt mác niệm Phật tâm có thanh tịnh không? Mình thấy trái ngược với lẽ thật.
    Tu để gỡ những cái chấp chặt, mê lầm. Nghe giảng thì hiểu, nhưng có ai chê mình có chịu không. Phật dạy phải dẹp bỏ những cái nhìn cái nghĩ chấp chặt.

    Chuyển 8 thức thành 4 trí: biết của
    1-6.tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý,
    7. Mạt na thức: cho thân là mình thiệt
    8. Tàng thức: kho chứa
    Tu quan trọng nhất ở tâm ý: ý thức phân biệt tốt xấu phải quấy hơn thua phê phán thị phi. Nếu vướng mắc vô thì khổ hay vui? Từ tâm ý ở trong duyên theo ngoại cảnh, tâm động, miệng phát, thân tạo nghiệp. Nếu nghe tiếng bất bình thì cứ việc hít vô A Di thở ra Đà Phật, cứ giữ được tâm thanh tịnh thì chuyển thành trí quán sát nhiệm mầu. Nó thấy rõ thiện ác. Nếu thiện nó phát huy, nếu ác nó hoá giải, dẹp bỏ. Còn nếu chạy theo cái buồn giận thì khổ đau. Mình chịu vui hay khổ?
    2. Chuyển 6 thức thành trí hoàn thành mọi công việc: mắt tai mũi lưỡi thân. Người ta dòm mình 1/2 con mắt, mình cũng dòm lại 1/2 con mắt. Nếu nhìn thấy người ta liếc mà mình cứ hít vô A Di thở ra Đà Phật. Mắt mình như vậy thì phát ra được hào quang, tai mũi lưỡi thân cũng vậy. Nếu biết tu mắt rất sáng nhìn là biết đúng sai theo chuẩn của Phật Pháp. Tai khi nghe tiếng khen bị tâm giao động, khi chê thì tức giận, tức là bị kéo. Trí tuệ đâu phải Bồ Tát cho, mà nghe cho kỹ, nhìn cho rõ. Tất cả mọi ngành nghề nếu biết niệm Phật thì làm việc rất chuẩn chính xác. Con mắt của Phật có thể nhìn thấy tam thiên đại thiên thế giới.

    ReplyDelete

Lên đầu trang